Đế quốc Achaemenes
Đế quốc Achaemenes

Đế quốc Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (/əˈkiːmənɪd/; tiếng Ba Tư cổ: 𐎧𐏁𐏂) là một đế quốc cổ đại của người Iran được Cyrus Đại đế thành lập nên ở khu vực Tây Á, đế quốc này còn được gọi là Đế quốc Ba Tư thứ nhất.[19]. Vào giai đoạn đỉnh cao, đế quốc này trải dài từ khu vực Balkan ở phía Tây cho tới khu vực thung lũng sông Ấn ở phía đông và có diện tích lên tới 5,5 triệu kilômét vuông (2,1 triệu dặm vuông Anh), lớn hơn bất cứ đế quốc nào khác đã từng tồn tại trước đó.[15][16]Những thành tựu nổi bật khác của đế quốc này bao gồm một mô hình chính quyền mang tính tập trung và quan liêu thành công (thông qua các satrap dưới quyền Vua của các vị vua) cùng với chính sách đa văn hóa và xây dựng nên các cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá cùng một hệ thống thư tín, một ngôn ngữ chính thức đã được sử dụng ở mọi vùng đất nằm trong đế quốc và tạo dựng nên các cơ quan dân sự cùng một đạo quân chính quy đông đảo. Những thành tựu của đế quốc này đã tạo cảm hứng cho các đế quốc sau này thiết lập nên những hệ thống khác tương tự.[20]Vào thế kỷ thứ 7 TCN, người Ba Tư đã tới định cư ở vùng đất Persis nằm ở phía tây nam của cao nguyên Iran, vùng đất này sau đó đã trở thành trung tâm cho đế quốc của họ.[21]Từ vùng đất này, Cyrus Đại đế đã đem quân đánh bại người Medes, Lydiađế quốc Tân-Babylon để thiết lập nên đế quốc Achaemenes. Alexandros Đại đế sau đó đã chinh phục phần lớn đế quốc này vào năm 330 TCN[22], bản thân ông ta còn là một người ngưỡng mộ nhiệt thành đối với Cyrus Đại đế.[23] Sau khi Alexandros qua đời, Nhà Ptolemaiosđế quốc Seleukos đã chia nhau cai trị phần lớn các vùng lãnh thổ nằm trong đế quốc của Alexandros, ngoài ra một số vùng lãnh thổ nhỏ khác đã giành được độc lập vào khoảng thời gian này. Tầng lớp quý tộc người Iran ở khu vực trung tâm cao nguyên sau này đã khôi phục lại được quyền lực của họ dưới thời đế quốc Parthia vào giai đoạn thế kỷ thứ 2 TCN.[21]Trong mắt các sử gia phương Tây, đế quốc Achaemenes luôn được nhớ đến với vai trò là địch thủ của những thành bang Hy Lạp trong các cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư và sự kiện giải phóng người Do Thái thoát khỏi cảnh lưu đày ở Babylon. Ngoài ảnh hưởng về mặt lãnh thổ và quân sự, đế quốc này còn để lại những dấu ấn lịch sử về văn hóa, xã hội, công nghệ và tôn giáo. Ví dụ như nhiều người Athens đã tuân theo các phong tục của nhà Achaemenes trong cuộc sống hàng ngày của họ thông qua một sự trao đổi về văn hóa[24] một số người thì lại được các vị vua Ba Tư tuyển mộ hoặc là đã liên minh với họ. Ảnh hưởng từ sắc lệnh của Cyrus còn được nhắc tới trong các văn bản Do Thái-Cơ đốc giáo và đế quốc này còn giúp cho Bái Hỏa giáo được truyền bá về phía đông tới tận Trung Quốc. Đế quốc Achaemenes còn truyền cảm hứng cho chính trị, di sản và lịch sử của Iran (còn được gọi là Persia).[25]

Đế quốc Achaemenes

Đơn vị tiền tệ Daric, siglos
• Xâm lược Ai Cập 525 TCN
• 500 TCN[15][16] 5.500.000 km2
(2.123.562 mi2)
• Bị Macedonia đô hộ 330 TCN
• 559–529 TCN Cyrus Đại đế
Thời kỳ Cổ đại
• Chinh phục Lydia 547 TCN
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Ba Tư cổ[a]
Tiếng Aram hoàng gia[b]
Babylon[11]
Media
Hy Lạp cổ[12]
Elam[13]
Sumer[c]
Thủ đô Babylon[10] (chính đô), Pasargadae, Ecbatana, Susa, Persepolis
Chính phủ Quân chủ
• Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư 499–449 TCN
Tôn giáo chính Bái hoả giáo, Tôn giáo Babylon[14]
Vua của các vị vua  
• Chinh phục Babylon 539 TCN
• Khởi nghĩa Ba Tư 550 TCN
• 500 TCN[17] 35 triệu
• 336–330 TCN Darius III
• Xâm lược Ai Cập lần thứ hai 343 TCN